TRANG CHỦ GIỚI THIỆU BUDDHA THÔNG TIN PHÁP MÔN BUDDHA KATHA AMULETS THANH TOÁN HỖ TRỢ DIỄN ĐÀN LIÊN HỆ
ĐĂNG NHẬP
Tên đăng nhập
Mật khẩu
    Đăng ký
DANH MỤC PHÁP BẢO 
Tượng Phép Tài Lộc May Mắn 1
Tượng Phép Tài Lộc May Mắn 2
Tượng Phép Tài Lộc May Mắn 3
Tượng Phép Tài Lộc May Mắn 4
Tượng Phép Tài Lộc May Mắn 5
Tượng Phép Ả Rập May Mắn Arab Dubai Black Magic
Dầu Phép, Kem Phép Ma Thuật Chiêu Tài May Mắn, Ngọt Ngào Quyến Rủ, Thuật Chiêu Hồn
Tượng Phép Thailand 1
Tựơng Phép Thailand 2
Tượng Phép Thailand 3
Tượng Phép Thailand 4
Tượng Phép Thailand 5
Tượng Phép Thailand 6
Phật Phép Dược Sư Thailand
Dao Phép Quyền Lực Thủ Hộ & Đoạt Hồn Đao Thailand
Khăn Phép Quyền Lực Chiêu Tài & Hộ Mạng Thailand
Khăn Phép Mandala Mantra
Phurba Kim Cang Sấm Sét Tibet
Đồ Phép Mandala Tibet
Chén Cam Lồ Ma Thuật Đen Tibet
Đồ Phép Chiêu Tài Hindu
GIỚI THIỆU BUDDHA
GiaoPhap MatGiao
GiaoLy ThamSau ViDieu
GiaoLy ChieuTai GiauSang
Mantra ÁoGiáp KimCang Pali
Mantra KimCang Manjushri
Mantra-Dzambala-Yellow
Mantra-Yaksa-Dzambala
Mantra-Indra-Dzambala
Mantra-Dzambala-HyLac
Mantra-VanThu-KietTuong
Mantra-Phap-Pali-XiemLeo
Mantra-ChuanDe-LinhSon
Mantra-ChuanDe-NghichDao
Mantra-ChuanDe-PhatDanh
Mantra-PhoAm-ChanKinh
Mantra-BachCot-CitiPani
Mantra-TuThan-YaMaYa
Mantra-PhiDao-YaManTaKa
Mantra-KimLuanPhapVuong
Mantra-Katha-Phra-Ngang
Mantra-Katha-Phra-PiTa
Mantra-Jatukam-RichKatha
Katha-ChinnaBanChon-Pali
Mantra-Katha-Maha-Ut
Katha-Jatukam-Rich-1
Katha-Dầu Yêu Mê Hồn
Katha-Dầu Yêu Mê Hồn-2
Katha-Targut-MahaUt
Katha-Pali-ÁoGiáp-KimCang
Katha Pali Quyền Lực Thủ Hộ
Katha Knife LP-Tai
Katha Đại Gia Tỷ Phú 2010
Katha TiêuTai CátTường Pali
Katha Dầu Thương Mến Luck
Phép Chiêu Tài Giàu Sang
Katha Phật 9 Mặt Lucky
Phép Chiêu Tài May Mắn Trúng Số Độc Đắc Win Lottery
Katha Quan Âm Tứ Thủ Avalokite
Tây Tạng Huyền Bí
This is an example of a HTML caption with a link.
PHÁP MÔN BUDDHA MAHAMUDRA  |  TÂY TẠNG HUYỀN BÍ

Chuyến du lịch nhớ đời đến Tây Tạng

 



Hồ Yamdrok ở độ cao 4.441m nhìn từ trên xuống.
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.

Lhasa là thủ phủ của Tây Tạng, là “thành phố của chư thiên”, ở độ cao 3.700m so với mặt nước biển, nghĩa là cao hơn nhiều so với ngọn Phanxipang của chúng ta. Các nhà địa chất quả quyết rằng, 40 triệu năm trước, Tây Tạng nằm sâu dưới đáy biển - Bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải lục địa châu Á rồi dội lên thành cao nguyên Tây Tạng, trong đó có dãy Himalaya với ngọn Everest cao 8.848,2m, cao nhất thế giới, và hàng trăm ngọn núi khác cao trên 7.000m. Ngày nay trên cao nguyên Tây Tạng vẫn còn nhiều hồ nước mặn với đủ các loài hải sản. Ở chợ Barkhor, nơi các quầy mỹ nghệ, người ta bày bán nhiều vỏ ốc biển làm quà kỷ niệm. Không biết chúng là hậu duệ thứ bao nhiêu đời của cụ ốc tổ 40 triệu năm trước. Lên núi cao tìm cái chỉ có dưới biển sâu, đó là điều lạ lùng trong vô số những điều lạ lùng của vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà thế giới” này.
Đừng chờ đợi điều gì bạn từng gặp, Tây Tạng thuộc về một cảnh giới khác. Là vùng đất lạ lùng và huyền bí. Là nơi trời và đất gặp nhau. Mặt trời, mặt trăng cùng muôn ngàn tinh tú là bè bạn. Tây Tạng là cội nguồn của những con sông thiêng: Hằng Hà, Ấn Hà, Brahmaputre, Mekong, Hoàng Hà, Dương Tử... Đỉnh Ngân Sơn là trung tâm thế giới, là núi Tu di của cõi hồng trần.


Tây Tạng rộng gấp bốn lần diện tích Việt Nam. Đất trời mênh mông và tĩnh lặng đến nao lòng. Không gian Tây Tạng trong vắt và sâu thẳm, khiến mọi vật ta nhìn tưởng như rất gần mặc dù nó ở rất xa. Thiên nhiên Tây Tạng rực rỡ một thứ sắc màu thuần tuý và thanh tịnh trong suốt, nó đánh thức năng lực trực giác nơi mỗi con người. Tây Tạng, mây chỉ một màu trắng tinh khôi để cho mặt trời mặc sức tô điểm. Nước không bao giờ sôi tới 100 độ. Còn nắng thì vàng hươm và say đắm lạ lùng.

Tây Tạng có nhiều hồ lớn, thiêng liêng và đẹp vào hàng đệ nhất thiên hạ. Như hồ Namtso, ở độ cao 4.718m. Sự tĩnh lặng tuyệt đối và vẻ diệu kỳ của nó không thể nói nên lời. Sông Tsangpo bắt nguồn từ Ngân Sơn, chảy từ tây sang đông dọc theo Himalaya, rồi đổ ra vịnh Bengale trước khi hào phóng trích một phần sinh khí cho ba con sông lớn Hoàng Hà, Dương Tử, Cửu Long.

Ai từng đi qua
đoạn đường khoảng 500km từ Lhasa đến Shigatse (thành phố lớn thứ 2 của Tây Tạng) hẳn thấy rằng đó là con đường hùng vĩ và hiểm nguy nhất trong đời. Có lẽ vì vậy mà người ta chỉ đi một lần. Lần trở lại Lhasa chúng tôi đi dọc theo sông Yarlung Tsangpo. Từ cội nguồn, sông không màu mè, làm dáng làm duyên. Sông, đục màu đất đen, chảy xiết như để kịp mang sinh khí tài bồi cho một nơi nào đó. Hoá ra cũng như con người, để có dòng nước mát lành hoà thân vào biển cả, sông cũng phải tự mình rèn giũa, chắt lọc, gạn đục khơi trong. Bên phải chúng tôi, sông Tsangpo khi gần, khi xa, khi ẩn sâu dưới tầng tầng vực thẳm chỉ còn như một dải lụa đào.

Tây Tạng có một nền văn hoá độc đáo và thâm hậu, trong đó Phật giáo đóng vai trò chủ đạo. Nhưng Phật giáo Tây Tạng không còn là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải Phật giáo Trung quốc, mà là thứ Phật giáo đặc trưng của Tây Tạng, vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Tây Tạng có đến 16.000 tu viện lớn nhỏ.
Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm Lhasa. Ở đây có bức tượng Jowo Rinpoche - tượng Phật Thích ca Mâu ni thời trai trẻ. Đó là bức tượng tuyệt vời nhất mà khả năng con người có thể làm nên. Các Lạt ma khi đăng quang đều được tổ chức ở ngôi đền này. Hàng ngày, hàng chục nghìn người dân Tây Tạng từ khắp nơi trên đất nước mênh mông đổ về đây chiêm bái. Họ lạy: chắp tay khỏi đầu, trán, cằm, ngực rồi nằm dài xuống đất, thành kính và khiêm nhẫn. Không biết họ cầu nguyện điều gì? Cho họ, cho người thân, hay cho đất nước họ? Cách không xa Jokhang về hướng tây là điện Potala. Đây là điện thờ vĩ đại nhất Tây Tạng, cao 120m, ngang 360m, tổng diện tích 360.000m2, 13 tầng, 999 phòng, mái mạ vàng. Là nơi đặt bảo tháp chứa di cốt các vị Lạt ma. Là trung tâm lãnh đạo tôn giáo và chính trị trong suốt 400 năm. Potala là kho tàng nghệ thuật tôn giáo, và là nơi cất giữ không kể xiết những tranh tượng, kinh sách vô giá của Phật giáo Tây Tạng.

Dân Tây Tạng rất sùng đạo. Đối với họ sống là để phục vụ đạo pháp, đời sống vật chất là phương tiện để vươn tới đỉnh cao tâm linh. Còn cái chết chỉ là đánh dấu một giai đoạn trong vòng sinh tử miên viễn. Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định. Trong những người ta gặp trên đường phố: anh phu xe, chị quét rác, lão ăn xin... rất có thể một vị bồ tát nào đó đã hoá thân sống cuộc đời bình thường giữa thế gian mà ta không hay. Ý nghĩ ấy làm trái tim ta bừng sáng và dậy lên một niềm hạnh phúc không ngờ.

Nhưng, ấn tượng nhớ đời về chuyến đi lại thuộc về một khía cạnh khác: tổ chức. Mãi khi đến Thành Đô, chúng tôi mới được thông báo: lên Tây Tạng, áp suất thấp, không khí loãng, dưỡng khí thiếu, lượng oxy trong não thiếu, bởi vậy cấm vận động tay chân không cần thiết, cấm ăn no, tuyệt đối cấm tắm và gội đầu; cấm những người mắc bệnh phổi, tim, gan, áp huyết, các bệnh đường hô hấp... người thông dịch còn nói nhỏ với tôi, và “không trên tuổi 40”. Vậy là tôi vướng cả hai, vừa áp huyết cao vừa thừa đến 24 tuổi.

Đoàn chúng tôi gồm 24 người, kể cả hướng dẫn viên và người thông dịch. Tất cả đều người Trung Quốc, trừ hai chúng tôi. Anh chàng thông dịch khỏe mạnh, vui vẻ, sốt sắng, nhưng chỉ trọ trẹ một ít tiếng Việt và không biết gì về Tây Tạng. (Sau mới hay, trong công ty những người nói sõi tiếng Việt và hiểu biết về Tây Tạng không ai đủ sức khoẻ chịu đựng khí hậu khắc nghiệt trên cao nguyên này). Thế là suốt một tuần ở Tây Tạng, chúng tôi sinh hoạt, ăn, ở theo chế độ của người Trung Quốc. Điều này dẫn đến một trở ngại khác: Trong tình trạng nhức đầu, khó thở, mất ngủ, buồn nôn, do ảnh hưởng của “độ cao”, chúng tôi không sao nuốt nổi đống thức ăn thấm đẫm mỡ, chất sốt lầy nhầy, và “mùi Tàu” kinh dị. Thường mỗi ngày, chúng tôi chỉ ăn được chén cháo trắng là một trong những món có trên bàn ăn sáng của họ.

Chúng tôi đã trải qua những ngày ở Tây Tạng mà nay mỗi lần nhớ lại vừa vui vui, vừa tự hào, vừa thấy như vẫn còn run. Tôi có một bài học từ chuyến đi đầy ấn tượng ấy: Phải có đủ sức khoẻ, chỉ đi với tour tổ chức cho đoàn Việt Nam (hướng dẫn tiếng Việt, ăn ở theo chế độ người Việt), và với tâm thức của một kẻ hành hương chứ không là một khách du lịch quen tìm sự hưởng thụ dễ dãi.

 

Chuyến Hành trình đi Tây Tạng

Bài này của bạn Gaume và Dukiduke đăng Trên Vạn Nẻo Đường đăng lại cho các bạn chưa đi Tây Tạng.

Để các bác hiểu thêm về TT , gaume xin tóm lược đôi nét về tổng quan của TT ( trích dẫn theo sách " Tây Tạng đất phật huyền bí " của Nguyễn thị Hạnh Quỳnh )

Tên gọi:

TT ngày nay là một phần của lãnh thổ của nứơc CHDN Trung Hoa , đựơc gọi là Khu Tự Trị Tây Tạng KTTTT. TT là một cao nguyên cao nhất thế giới có biệt danh là " nóc nhà của thế giới " với độ cao trung bình là 4.900m.

Người TT gọi quê hương của họ là Bod , phát âm theo tiếng Tạng là Po. Còn ngừơi Trung Hoa gọi TT là XiZàng ( Xi = hướng Tây , Zàng = Tạng ). Zàng cũng có nghĩa là " kho báu " hay là " kinh phật "

Cũng chính từ những sắc thái khác nhau xuất phát từ cách định danh TT đã góp phần chỉ ra tính đa diện độc đáo của tự nhiên , văn hóa , xã hội của vùng đất và con người xứ sở cao nguyên nhiều khô hạn này. Ngày nay khi nhắc đến TT người ta thường hay nói đến cụm từ " Đất Phất huyền bí "

Điều kiện tự nhiên :

TT là bộ phận chủ thể của cao nguyên TT , là khu vực cao nhất thế giới so với mực nứơc biển, đã từng đựơc mệnh danh là " nóc nhà của thế giới " và là " cực thứ ba của trái đất "

Theo trục Đông Tây TT trải dài khoảng 1.900km. Theo trục Bắc Nam rộng khoảng 1.000km. Tổng diện tích đất đai toàn khu vực là 120.000km2 ước tính chiếm 1/8 tổng diện tích đất liền của TQ , là tỉnh lớn thứ 2 chỉ sau Tân Cương. Phần lớn dẫy Himalaya là nằm trong lãnh thổ TT nhưng điểm cao nhất của dẫy này là ngọn Everest lại nằm trên biên giới Nepal.

Nhiều nhà địa chất và khảo cổ quả quyết rằng, đất TT ngày xưa vốn nằm dưới đáy biển? Các đây khoảng 40 triệu năm, bán đảo Ấn Độ di chuyển , va vào lục địa Châu Á là đội lên thành dẫy Himalaya và Cao nguyên TT ngày nay. Vì thế mà ngày nay người ta vẫn còn tìm thấy nhiều dấu vết của động vật sống dứơi biển đã hóa thạch và nhiều hồ nứơc mặn tại đỉnh cao này.

Khí hâu TT khô hạn suốt 9 tháng trong năm. Ở đây không có cây đại thụ chỉ có những lớp địa y phủ một lớp mỏng trên mặt đất và một số bụi rậm mọc thưa thớt làm cảnh vật càng trở nên hoang vắng và khô cằn.

Địa thế tự nhiên của TT rất độc đáo. Độ cao trung bình của cao nguyên TT là 4.900m và 3 mặt đều giáp với những ngọn núi cao nhất thế giới - Dẫy Himalaya ở phía Nam - Dẫy Karakoram ở phía Tây và dẫy KunLun ở phía Bắc - Dọc theo phía Đông lại bị chia cắt bởi 2 con sông là sông Mekong và sông Salween nên biến vùng đất TT thành một vùng dất biệt lập với thế giới bên ngòai. Những vị thần của tự nhiên được đặc biệt gắn kết với những ngọn núi , những con đèo và những dòng sông. Do đó nền văn hóa TT mang một sắc thái đặc biệt pha trộn giữa Phật giáo và Thần giáo suốt một chiều dài lịch sử.

Thủ đô :

Thủ đô của TT là Lhasa , toàn bộ các cơ quan đầu não , hành chính đều nằm tại đây. Là trung tâm chính trị , văn hóa , kinh tế của toàn khu. Sau Lhasa , thành phố lớn thứ nhì là Shigatse sau đó là Gyantse.....

Dân số :

Dân số TT không nhiều , dân sống tại Lhasa ngày nay chủ yếu là dân Hán và một ít dân Tạng giầu có. Người Tạng không làm nghề tài xế , chỉ có người Hán từ dứơi đồng bằng lên đây làm nghề này. Vào trong điểm massage cũng chỉ thấy toàn gái Hán làm nghề massage không thấy có gái Tạng tại đây. Hướng dẫn viên du lịch người Tạng nói tiếng Pháp và tiếng Anh rất giỏi , họ nói hầu hết họ đều sang học tiếng Pháp và tiếng Anh tại Ấn Độ.

Tôn giáo :

Đạo Phật là quốc giáo của TT. Tôn giáo là thế giới tinh thần của người Tạng , ở đó Phật giáo chiếm vị trí độc tôn và trở thành quốc giáo của TT. Đựơc mệnh danh là đất Phật huyền bí, TT là trung tâm truyền thống của Phật giáo là cái nôi sinh ra một trường phái Phật giáo đặc biệt của TT " Mật Tông ( Vajrayana )". Nét độc đáo của Phật giáo TT là ở chỗ, dù có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ, đạo Phật tại TT không phải là đạo Phật nguyên thủy rập khuôn của 2 quốc gia trên mà nó có nét đặc trưng riêng biệt của nó về lý thuyết lẫn thực tiễn biểu hiện.

Tất cả được thể hiện trong tôn chỉ hình thành và lý luận của tông pháp " Mật tông " , một trường phái Phật giáo thâm sâu , vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính kỳ bí ảo diệu. Biểu tượng nhằm hiện thực hóa tư tưởng của mật tông cũng rất phong phú , đa dạng ở các công trình kiến trúc dược nhiều người chiêm ngưỡng như tu viện Tushilumpo - tu viện Drepung - Đền Jokhang v...v...

Đạo Phật đã đến vùng đất TT từ nhiều hướng vào giữa các thế kỷ thứ 7 và 12 sau Công nguyên, chủ yếu từ vương quốc Pala ( miền Đông Ấn ) là quê hương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni , qua giao lưu thương mại với Nepal , tứ quan hệ thương mại tích cực với TQ và các trung tâm Trung Á đặt dứơi sự thống trị của TQ như Khotan , nằm trên con đường tơ lụa.

Tu sĩ tu tại TT có 6 cấp bậc :

1. Cư sĩ : Đó là những người tu tại gia , chỉ cần giữ năm giới luật.
2. Sa-di : Là những tiểu tăng - bẩy đến tám tuổi - được thụ 36 giới.
3. Tỉ-kheo : Được thụ giới sớm nhất là 20 tuổi - phải tôn trọng 150 giới luật.
4. Geshe : Tiến sĩ Phật học - thường thì cần khỏang 12 năm để đạt dược cấp độ này và phải học thông các luật Tạng và kinh sách. Tuy các tăng sĩ đã đựơc đào tạo rất sâu nhưng cũng chỉ xong ngưỡng của của tiểu thừa và đại thừa.
5. Gyupa : Quán đỉnh - đó là lúc tăng sĩ đi vào truyền thống mật thừa , đi vào mối quan hệ riêng giữa thầy và trò. Các vị Gyupa đặc biệt rất quan trọng trong Phật giáo TT vì đó là những người không đựơc đào tạo bằng kinh sách mà là những người đã thực chứng và dậy học trò bằng phép truyền tâm. Nếu họ chết đi mà không kịp trao truyền lại cho hậu thế thì dòng truyền thừa của họ bị tuyệt diệt.
6. Khenpo : Đây là mức cuối cùng trong Phật giáo TT. Đó là các vị sư trưởng đứng đầu các tu viện hay các vị đại sư. Các vị sư trưởng là người cho phép các vị tăng khác quán đỉnh hay thụ giới. Các vị Khenpo đều phải là những người được Đạt Lai Lạt Ma ( Dalai Lama ) ấn chứng.

Trong Phật giáo TT có thêm một đẳng cấp rất đặc thù, Đó là các vị tái sinh được gọi là Tulku , được xem như thân tái sinh của một lạt Ma đã chết. Người TQ gọi các vị này bằng từ " Tự tại chuyển thế ". Các vị này thường đựơc khám phá và tìm kiếm thông qua những giấc mơ của vị Đạt Lai Lạt Ma đương thời hay thông qua chiêm tinh, được tìm từ khi 6 - 7 tuổi và đựơc thọ giới cũng như đựơc học tập ngay. Thường các vị đó lĩnh hội rất nhanh, chưa tới 30 tuổi đã đạt danh hiệu Geshe và sau đó thường đảm nhiệm vai trò của đời sống cũ , ví dụ trở thành viện trưởng tại những tu viện ngày xưa.

Đôi nét sơ lược về TT để các bác có thể hiểu thêm về một vùng đất đầy huyền bí mà gaume sắp đưa các bác dạo chơi và khám phá thêm về vùng đất này.

------------------------------

Đã từ lâu, thửơ còn mài đủng quần trên ghế nhà trường thời trung học qua từng bài giãng của thầy Sử Địa tôi đả có một tình cảm đặc biệt đối với quốc gia nhỏ bé nay....vì họ giống ta ở chổ là một bé tí hon bên cạnh anh khổng lồ tham ăn...ước mơ một ngày nào đó đuợc đền thăm đất nuớc này lớn dần theo tuổi tác và biến cố lịch sử thế giới...năm ngóai khi anh em mình tổ chức một đoàn 5,7 người đi Tibet tôi xin là một chân thành viên, nhưng khi khám sức khỏe để đi thì bị BS khuyến cáo là không nên vì bịnh tim mạch....tour Tibet 2006 này do Hùng caravan đi tới Everest base camp rồi bằng đường bộ sang Khatmandu/Nepal nên hành trình gian khổ hơn áp lực về sức khỏe là rất lớn bằng chứng là 5 người đi thì đã có một PV phải vào bệnh xá .


Hè 2007 vẩn ao uớc nóng bỏng đó, lại tụ họp được các thành viên toàn là người lơn tuổi yêu văn hóa Tây Tạng, trân trọng đới sống tín ngưởng đặc biệt đối với Phật giáo, đòan chúng tôi gồm 14 người phần lớn là giãng viên đại học Nông Lâm đã cùng nhau lên đừơng theo tiếng gọi của tâm linh, thành viên đoàn người lớn tuổi nhất là 69 và nhỏ nhất là 46 ( tour guider là nữ và nhỏ hơn 46 ), đặc biệt là cả đoàn chẳng ai dám đi khám bệnh trước khi đi...vì sợ là khuyến cáo nên ở nhà

Chúng tôi phải bay làm ba chặng từ VN sang Nanning - Nanning sang Thành Đô - Thành Đô sang Lhasa, tổng cộng khoãng 7000 km, sau đó chúng tôi lang thang bằng xe bus cả ngàn km để vuợt qua những ngọn núi, giữa hai bên núi là những khe nuớc do tuyết tan chẩy dài từ trên cao xuống góp lại thành những dòng suối lúc như gầm xé nhưng cũng lúc lặng lẻ êm đềm dần trôi về đồng băng...tôi chợt uớc rằng mình sẻ thả một vật gì đó để dòng nuớc tự nhiên trôi đi, và rồi vào một ngày khi tóc bạc lưng còng thì mình lại nhặt lại vật đó ở một con lạch của sông Hậu Giang / VN y như câu chuyện cổ tích "thần đèn ", thôi hãy cứ để ước mơ đó bay bổng các bạn nhỉ ....

Từ những dòng nuớc do băng tan trên những rặng núi này đã góp phần tạo nên những con sông lơn trên thế giới trong đó có hệ thống sông nuớc đồng bằng Cửu long đất nuớc yêu dấu của chúng ta, nhìn những khe nuớc, dòng suối này tôi liên tưởng với cuộc sống nông dân VN bên cạnh dòng sông Cửu Long một nắng hai sương.....và cũng từ những " mầm nuớc " này mà chúng ta có hạt gạo có con cá con tôm...cám ơn, cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho con ngừơi những điều kiện để sống tốt hơn và cũng theo cách đó tôi cũng cảm thấy căm ghét những con nguời đã và đang tâm tàn phá môi trường, quan trọng hơn cả là chúng ta sẻ để lại những gì cho con cháu chúng ta ...và chúng ta sẻ là những tội đồ lịch sử nhân lọai nếu ngày hôm nay chúng ta không tích cực điều chỉnh quan hệ đối với thiên nhiên...

Dukiduke

Từ TP. HCM muốn đi TT nhanh nhất chỉ có một con đường duy nhất đó là đường....hàng không. Nhưng muốn đi con đường này các bác cũng phải chịu cực khổ không kém là phải bay 3 chuyến bay liên tiếp và phải chịu bay đêm nên kèm theo đó là những đêm không ngủ + sự thay đổi về khí hậu và về độ cao nên mệt không chịu nổi.

Ngày 1 : tp/HCM - Nanning
Như đã hẹn chúng tôi ra tập họp tại sân bay vào lúc 1.40 sáng ngày 6/8 giờ này chắc bạn bè, mọi người thân yêu đều yên giấc, chúng tôi 14 nguời gìa trẻ lớn bé tập trung ở sân bay để chuẩn bi một cuộc hành trình tâm linh .......
Sau khoãng 3 giờ bay chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Nanning, trời chưa sáng hẳn... nét ngái ngủ còn đọng trên ánh mắt các nhân viên sân bay tuy nhiên cũng khó tìm thấy nét cau có khó chịu trên nét mặt của ho.... đón đoàn là hai tour guiders của địa phương họ nói tiếng Việt không khác người Việt ngay cả "ngọng" cũng giống ngữ Việt .
Sáng đó mọi nguời trong đoàn đều bơ phờ vì một đêm dật dờ ... tất cả mọi người đuợc đưa về KS ăn sáng và nghỉ ngơi đến 12 g trưa thì check out đi ăn rồi tham quan các danh thắng của Nanning.... trong khi chờ chuyến bay tối đi Thành Đô .
Nanning một thành phố thuộc Khu Tự Trị Dân Tộc Choang /Qủang Tây cũng như bao thành phố khác của TQ ở đây đường xá, rộng rãi khang trang....nhiều cao ốc đang hối hả xây dựng....và cũng dể dàng nhận thấy rằng thiết kế xây dựng chổ nào cũng chừa ra khoãng trống để trồng cây xanh là cái không thể thiếu của không gian thành phố và cũng là cái ta không thể thấy tại VN ..BUỒN, chúng tôi đuợc đưa đến một nhà hàng của người dân tộc Mèo để dùng cơm trưa ở đây một người trong đoàn chúng tôi đuợc người Mèo gả con gái cho - làm chú rể Mèo.... và tui đuợc nàng Mèo xinh xăn kéo lên sân khấu lên làm lể cưới .
Cơm trưa xong cả đoàn lục tục kéo nhau ra xe để tham quan thành phố....chưa kịp hôn từ gỉả nguời vơ Mèo mới cưới tui đành phải lên đường cùng đồng đội sau khi nhận của người vợ Mèo qủa cầu lưu niệm cho mối tình " ngang hông ".....VUI
Đoàn đuợc đưa đến thăm Hội trường Asean nơi đây hàng năm đều tổ chức hội chợ mà ta thường nghe nói là Hội chợ thương mại thường kỳ Asean tại Quãng Tây, vì không phải mùa hội chợ nên qủang trường vắng lặng với cái nắng không thua gì VN, mọi nguời vội vả chụp hình kỉ niệm rồi di chuyển qua các nơi khác....chủa Phước Lộc Thọ, công viên thành phố, khu du lịch Thanh Tú Sơn.. tất cả đều xanh sạch đẹp, chạnh lòng nghỉ đến vườn Tao Đàn nhỏ xíu của TP thấy mà BUÔN.
Tối đó chúng tôi ra sân bay để đáp chuyến bay đi Thành Đô, sau cũng khoãng hai giờ bay chúng tôi đến Thành Đô, thành phố lúc này cũng chuẩn bị đi ngủ vì đả hơn 10 giờ tối, vội vả check in mọi nguời mệt lắm rồi một ngày lang thang ở Nanning với cái nóng cháy da ...rồi lại sáng sớm hôm sau 5 giờ lại phải ra sân bay để bay đi Lhasa.
Còn tiếp…



Tại Nam Ninh có một ngôi Chùa rất linh thiêng có trên ngàn năm tuổi. Tại Chùa trứơc khia có thờ 3 pho tượng : Phúc - Lộc - Thọ nhưng không biết tự lúc nào đã mất đi một pho tựơng của ông Phúc nên dân tại bản xứ từ bao đời nay làm ăn rất giầu và nếu kể ngừơi sống trên 110 tuổi phải có đến vài trăm ngừơi nhưng đặc biệt là không ngừơi nào tại đây làm quan to hay là người có chức sắc địa vị tại Bắc Kinh và họ tin rằng vì bị mất tựơng ông Phúc nên dân làng này không có phúc có phần để làm quan to. Mọi ngừơi đến đây lễ bái rất thành tâm và tại đây cũng có xin xăm như ở các ngôi Chùa khác và xin công khai , không dấu diếm gì cả.

Hai pho tượng đá này đã trên ngàn năm tuổi : Tượng ông Lộc và tượng ông Thọ.

Trong chánh điện bây giờ là thờ Phật , ngày xưa chính thực là thờ ba ông Phúc - Lộc - Thọ.


Phía sân sau là pho tượng Quan Công bằng đồng rất uy nghi đĩnh đạc.


Tại Nam Ninh có một công viên rất rộng và đẹp giữa ngay lòng thành phố. Công viên này rộng vài hecta có hồ nứơc rất đẹp và có cả một sân khấu nhạc nứơc giữa trời để phục vụ cho nhân dân TP Nam Ninh vào tối thứ 7 và CN trong tuần ( miễn phí ). Những thảm cỏ xanh rì và những cây cổ thụ với tàn lá rất to che kín mát cả một vùng nên một số người dân NN có thói quen buổi trưa ra công viên nằm dưới bóng của cây để tận hưởng những làn gió mát thổi luồn trong kẽ lá , mà đứng dưới tàn cây mát thật đấy các bác ạ. Buổi tối ngừơi dân TP NN ra công viên để chân trần đi bộ trong những thảm cỏ để cho lá cỏ tự massage cho gan bàn chân và họ tin rằng đó là phương thức massage tuyệt vời nhất để giúp cho máu huyết lưu thông và cũng tại nơi này họ tìm đựơc cảm giác thư thái và bình an sau một ngày làm việc căng thẳng

Thanh Tú Sơn là một quần thể Chùa và phong cảnh cũng nổi tiếng của NN mà ai đến NN cũng dược hứơng dẫn đến tham quan khu này. Hiện tại nơi này đang đựơc biến thành một khu đô thị mới với các khu trung tâm thương mại đựơc chính phủ TP. NN chuyển ra nơi này. Tại TTS không những chỉ có Chùa TQ , còn có Chùa Thái Lan và hiện tại có một ngôi Chùa của VN đang đựơc xây dựng tại nơi đây.

TTS nằm trên một ngọn núi xe chỉ leo đựơc lên đến lưng chừng còn đi bộ nên hơi phê , bác duki làm biếng nên ở dứơi còn gaume thì ráng leo tới trên cho biết.

Đài tế trời đất.


Trong chuyến đi này bác Duki mình là lời nhất đoàn , ngay trong buổi trưa ngày đầu tiên đến NN bác Duki đã ẵm được một em Mèo xinh xắn trong khi con Gaume bự chảng ngời thù lù ngay đó mà bác Duki coi chẳng ra gì , thế có ức không chứ. Đã tức cành hông không nói thành lời mà khi bác Duki rứơc bà nhỏ về còn bắt bà vợ lớn xì tiền ra để nạp tài cho bà nhỏ , nỗi ức lòng này dồn nén suốt 7 ngày, cuối cùng Gaume chịu không nổi phát bịnh nằm liệt giường , tức đến nghẹn họng nên câm hết mấy ngày luôn chỉ có ra dấu " ok " hoặc " no ok " mà thôi. Hix hix.


Ngày 2.


Chuyến bay muộn đến Thành Đô vào lúc 10 g đêm, mọi nguời được đưa vê KS ngay, ngủ nghỉ để lại sức cho chuyến bay sớm ngày mai lên Tây Tạng, lên giừơng có lẻ mọi nguời " phê " ngay, chưa tới 5 g sáng chuông "morning call" đã báo....tới giờ rồi dậy đi, lên đường thôi....thức ăn sáng đuợc phát ra...mọi ngừơi ăn ngay trên xe....
.... bừng tỉnh khi máy bay vào không phận Lhasa qua tiếng chuông báo của máy bay, mọi nguời đổ xô ra cửa sổ máy bay để nhìn ngắm những ngọn núi phủ đầy tuyết lấp lánh dưới cánh bay...trời thật trong xanh..... tranh thủ chụp hình tư trên cao khung cảnh hùng vỉ của Tibet từ trên cao...chỉ ít phút nữa thôi mọi người sẻ được đặt chân lên vùng đất đuợc mệnh danh là " nóc nhà của thê giới "...ứơc mơ của tôi sắp thành hiện thưc. tất cả thành viên trong đoàn đều là những người từng đi đây đó khắp thế gian nhưng cũng không thể dấu đuợc vẻ háo hức hiện rỏ trên khuôn mặt .
Máy bay nhẹ nhàng luớt trên đường băng rồi dừng hẳn lại ở độ cao bình quân là 3600 mét so với mặt nuớc biển ....ra khỏi khoang máy bay ai nấy đều bảo nhau....đi chậm lại..." coi chừng thiếu oxy ", nói thì nói thế nhưng chẳng ai cầm lòng, ai cũng muốn xuống đất sớm để tranh thủ hít thở không khí Tây Tạng, ngắm sân bay Lhasa, lúc này vẩn không có triệu chứng thiếu oxy gì cả nên cứ vô tư chạy nhẩy ....., đừơng cất và hạ cánh của sân bay này được bao bọc bởi hai dẩy núi, sân bay tuy không lớn nhưng sạch đẹp và rất nhộn nhịp .
Mọi ngừơi tranh thủ chụp hình trước cổng sân bay rồi lên xe bus vào thành phố củng hướng dẩn địa phương người Tạng, trên xe ai cũng đuợc khóac một khăn quàng trắng biểu tượng cho việc cầu chúc may mắn theo phong tục Tạng, dọc đuờng về Lhasa ( cách khõang 60 cs ) đòan đuợc giới thiệu sơ về vủng đất này và các suy nghỉ của dân Tạng ( sẻ trình bày sau ), trên đuờng đi đòan dừng lại tham quan một quần thể tượng phật đuợc đục khắc, chìm vào trong đá ....đã có từ ngàn năm, nét chạm không cầu kỳ mỹ miều, không sắc xảo, cánh tay Phật rất dài .....điều này đúng như mô tả hình vẻ cánh tay Phật trong các sách Ấn Độ .....dân Tạng rất tin tưởng sự hiển linh của các tượng khắc này nên theo thông lệ của dân Tạng mọi người gởi lại các khăn quàng may mắn sau khi cầu nguyện.....vùng đất này truớc kia có lẻ cũng là còn là điểm dừng chân của các đoàn lữ khách ngược xuôi về Nepal quê hương Đức Phật tổ.

Dừng chân ở đây khoảng mừơi lăm hai mươi phút chúng tôi tiếp tục lên đừơng vào trung tâm thủ đô Lhasa, một ngày nghỉ ngơi để làm quen với độ cao nóc nhà thế giới ....
Nhận phòng xong mọi nguời đuợc đưa đi ăn tại một nhà hàng của người Hán nhưng nấu theo kiểu Tạng, thú thật bây giờ khi ngồi đây kể lại tôi vẩn còn hình dung ra mùi ngầy ngật của mở Trâu Yak - một lọai "Trâu đặc chủng " của người Tạng,,, thật hết sức khó tả mà hầu như toàn bộ các nhà hàng thậm chí cả khách sạn cũng phảng phất đâu đó mùi mỡ Trâu Yak này .
Trong khi chờ dọn bửa, mọi người hốt hỏang khi nhận ra cô tour guider người VN đang d